Giới thiệu
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TRÀ TÂY
1. Tình hình trường, lớp và học sinh
Trường PTDTBT TH&THCS TRÀ TÂY đóng trên địa bàn xã Trà Tây, huyện Trà Bồng, nằm cách trung tâm Xã Trà Tây về hướng Nam khoảng 14 km.
Nhà trường có 09 lớp với 145 học sinh trong đó:
Khối 1: 16 Học sinh ;
Khối 2: 17 Học sinh
Khối 3: 15 Học sinh
Khối 4: 12 Học sinh
Khối 5: 24 Học sinh
+ Khối 6: 14 Học sinh
+ Khối 7: 24 Học sinh
+ Khối 8: 8 Học sinh
+ Khối 9: 15 Học sinh
2. Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên:
Số cán bộ quản lý 02 người (01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng);
Số giáo viên là 16 người (02 giáo viên Ngữ văn, 01 giáo viên Toán học, 01 giáo viên Vật lý, 01 giáo viên GDCD-Lịch sử, 01 giáo viên Sinh học – Hóa học, 01 giáo viên tiếng Anh, 01 giáo viên Thể dục, 7 GV Tiểu học);
Số nhân viên: 02 người hợp đồng (01 GV Văn, 01 GV Toán- Lý).
3. Tình hình thực hiện công tác giáo dục đối với học sinh là dân tộc thiểu số (DTTS) tại đơn vị
Phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học, từ đó phân công giáo viên bồi dưỡng đối với đối tượng là học sinh khá giỏi và phụ đạo đối với đối tượng là học sinh yếu kém. Thảo luận, lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tổ chức tạo điều kiện cho 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hè do sở Giáo dục, phòng Giáo dục tổ chức.
Xác định rõ nơi khó, việc khó, thời điểm khó: Đó là trình độ và khả năng nhận thức của học sinh các xã đặc biệt khó khăn, thời điểm đầu năm học.
Chuẩn bị chu đáo các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện cho việc tổ chức dạy của thầy và học của trò.
Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch thời gian cho cả năm học cụ thể, chi tiết, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm, tình hình đơn vị.
Phân công công việc phù hợp khả năng, trình độ chuyên môn, đảm bảo phát huy cao nhất ưu thế của mỗi cá nhân.
Tổ chức dạy học sát đối tượng với mục tiêu vừa bổ sung củng cố kiến thức học sinh còn thiếu, còn yếu vừa truyền thụ kiến thức mới vừa sức với học sinh.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra, đánh giá theo đối tượng nhưng vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Thường xuyên tổ chức thảo luận chuyên đề, dạy theo chuyên đề, giúp đỡ giáo viên mới, giáo viên yếu về năng lực và sức khoẻ, từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ.
Thực hiện dạy giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 với thời lượng 02 tiết/tháng, giúp học sinh xác định được hướng đi cho mình sau khi TN THCS.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường.
Tổ chức tốt các phong trào hoạt động văn hoá – văn nghệ – thể dục thể thao giúp học sinh, CB – GV rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực, tạo môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh.
Làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc chăm sóc sức khoẻ học sinh, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và giáo dục học sinh.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc giảng dạy các chương trình giáo dục địa phương, lồng ghép trong các hoạt động tập thể tuyên truyền về truyền thống và giáo dục lòng tự hào dân tộc. Tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ truyền thống của các dân tộc.
Động viên GV và CBQL tăng cường nghiên cứu tìm hiểu và đưa vào thực hiện các sáng kiến trong quản lý và giảng dạy sát với đối tượng của trường. Đưa nội dung này vào là một tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm.